Có Nên Bỏ Xe Và Không Thổi Nồng Độ Cồn Sau Khi Uống Rượu Bia Không ?

Hiện nay khá nhiều trường hợp người tham gia giao thông sau khi uống rượu bia không chịu hợp tác thổi nồng độ cồn, thậm chí bỏ lại phương tiện sau khi vi phạm nồng độ cồn. Vậy việc bỏ lại xe và không chấp hành thổi nồng độ cồn có bị phạt không?

Căn cứ theo quy định tại điểm g khoản 8 và điểm g khoản 10 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP:

Xử phạt người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vì vi phạm quy tắc giao thông đường bộ.

Phạt tiền từ 6 đến 8 triệu đồng đối với người điều khiển xe không chấp hành yêu cầu kiểm tra về nồng độ cồn của người thị hành công vụ.

Ngoài ra, người điều khiến xe còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 22 đến 24 tháng.

Vì vậy, người điều khiển xe gắn máy, mô tô nếu không chấp hành thổi nồng độ cồn của CSGT có thể bị phạt cao nhất đến 8 triệu đồng. Đồng thời cũng bị tước giấy phép lái xe.

Đối với xe ô tô, căn cứ vào khoản 10 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, phạt từ 30 đến 40 triệu đồng khi người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự ô tô không chấp hành yêu cầu kiểm tra về nồng độ cồn của người thi hành công vụ.

Ngoài bị phạt tiền, người điều khiển xe ô tô vi phạm còn bị xử phạt bổ sung như tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 22 đến 24 tháng.

Trong trường hợp người điều khiển phương tiện di chuyển bỏ lại xe, không ký biên bản vi phạm có thể bị phạt tiền từ 4 đến 6 triệu đồng đối  với cá nhân, từ 8 đến 12 triệu đồng đối với tổ chức.